Đông Nam Á Làng

Indonesia

Các nagari của Pariangan, Tây Sumatera.

Indonesia, tùy thuộc vào những nguyên tắc họ quản lý, làng được gọi là Kampung hoặc Desa (chính thức là kelurahan). Một "Desa" (một thuật ngữ đó bắt nguồn từ một tiếng Phạn nghĩa là "đất nước" được tìm thấy trong cái tên "Bangladesh"=bangladesh và desh/desha) được thi hành theo truyền thống và luật tục (adat), trong khi một kelurahan có những nguyên tắc quản lý "hiện đại" hơn. Desa nói chung thường nằm ở nông thôn trong khi kelurahan thường nằm ở đô thị. Người đứng đầu ngôi làng tương ứng được gọi là kepala desa hoặc lurah. Cả hai được bầu cử bởi cộng đồng địa phương. Desa hay kelurahan là phân khu của một kecamatan (xã), lần lượt các phân khu của một kabupaten (quận) hoặc kota (thành phố).

Cùng một khái niệm áp dụng chung cho cả Indonesia. Tuy nhiên, có một số sự khác biệt trong các dân tộc ở nhóm đảo phía Nam. Ví dụ, làng ở Bali đã được hình thành trên xóm hoặc banjar, đó là đơn vị dân cư cơ sở của Balinese. Tại khu vực Minangkabau ở tỉnh Tây Sumatra, những ngôi làng truyền thống được gọi là nagari (một tên gọi bắt nguồn từ tiếng Phạn có nghĩa là "thành phố", có thể tìm thấy trong những tên như "Srinagar"=sri và nagar/nagari). Tại một số khu vực chẳng hạn như Tanah Toraja, các già làng luân phiên quản lý ngôi làng với tư cách là người chỉ huy.[cần dẫn nguồn] Như một nguyên tắc chung, desa và kelurahan gồm những xóm (kampung trong tiếng Indonesia, dusun trong tiếng Java, s banjar trong tiếng Bali). Ngày nay, kampung được xác định rõ ràng như những ngôi làng ở Brunei và Indonesia.

Malaysia và Singapore

Làng Morten tại Malacca, Malaysia.

Kampung là một thuật ngữ ở Malaysia (đôi khi viết là kampong, hoặc kompong trong tiếng Anh) dùng để chỉ "một ngôi xóm hoặc một ngôi làng Malay trong một nước nói tiếng Malay".[6] Ở Malaysia, một kampung được xác định là một khu vực với 10,000 người hoặc ít hơn. Từ xa xưa, mỗi ngôi làng Malay đã được đặt dưới sự lãnh đạo của một penghulu (trưởng làng), người có quyền xử lý các vấn đề dân sự xảy ra trong làng (xem Tòa án của Malaysia để biết thêm chi tiết).

Myanmar

Philippin

Thái Lan

Việt Nam

Bài chi tiết: Làng (Việt Nam)

Làng là một đơn vị dân cư cơ sở của xã hội Việt Nam. Tại Việt Nam, làng là một biểu tượng điển hình của nền sản xuất nông nghiệp, tại đây, một ngôi làng thường có: một cổng làng, lũy tre, đình làng để thờ Thành Hoàng làng - vị thần che chở cho ngôi làng ấy, một cái giếng chung, đồng lúa, chùa và nhà của những người dân trong làng. Những người sống trong một làng thường có quan hệ huyết thống với nhau. Họ là những nông dân trồng lúa nước và thường có chung một nghề thủ công. Tại Việt Nam, làng có một vai trò quan trọng trong xã hội (người Việt có câu: Phép vua thua lệ làng). Và người Việt Nam thường cũng mong được chôn cất trong ngôi làng của mình khi họ chết.[cần dẫn nguồn]